Cái giá của miễn phí?
Bỏ một ngón tay xuống nếu bạn đã từng không mua một món đồ qua mạng, hoặc cân nhắc đặt lên đặt xuống dù rất thích, chỉ vì nó không freeshipping. Bỏ một ngón tay xuống nếu bạn mua thêm 1 món đồ không có trong danh sách chỉ vì nó “mua 1 tặng 1”. Bỏ một ngón tay xuống nếu có chương trình nào free vé vào cửa thì bạn sẽ cân nhắc đi xem (dù không thực sự hứng thú). Đây, 3 ngón của mình đây :))) Hậu quả là nhà mình có rất nhiều đồ linh tinh :))
Điểm chung của những việc này là gì? Đó là chúng đều dính tới chữ “miễn phí”: miễn phí vận chuyển, miễn phí thêm 1 món đồ, miễn phí vé vào cửa
Tại sao “miễn phí” lại có sức mạnh lớn đến vậy?
Bởi về bản chất chúng ta rất sợ mất mát.
Đó là lý do chúng ta hay cân nhắc giữa các lựa chọn, làm sao để mình có được lợi nhiều nhất. Hầu hết các mặt hàng đều có ưu điểm và nhược điểm, nhưng nếu một mặt hàng được MIỄN PHÍ, chúng ta sẽ quên đi những nhược điểm của nó. Vì sao? Vì chúng ta sẽ không mất gì nếu chọn đồ miễn phí, quyết định được đưa ra dễ dàng hơn rất rất nhiều. Ngược lại, với một mặt hàng không miễn phí, nếu chúng ta chọn sai, đồng nghĩa với khả năng chúng ta sẽ mất một cái gì đó (dễ thấy nhất là tiền :)))
Không cần phải miễn phí nguyên 1 mặt hàng, như ví dụ lúc ban đầu, chỉ cần miễn phí 1 phần giá bán của mặt hàng thôi cũng mang lại hiệu quả tương tự. Chúng ta sẽ như những con thiêu thân lao vào bóng đèn :)))
Một ví dụ mới gần đây
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam bắt đầu mở cửa đón khách từ đầu tháng 11/2024, và thông báo sẽ mở cửa MIỄN PHÍ đến hết tháng 12/2024.
Kết quả là gì? Theo thống kê, đến ngày 20/11, bảo tàng đã đón tiếp tổng cộng khoảng 200.000 lượt khách tham quan, trong đó có những ngày lên tới 45.000 lượt khách. Con số này khi so với các địa điểm tham quan về lịch sử, văn hóa khác trên địa bàn Hà Nội (hoặc trên cả nước) là một sự cách biệt đáng kể. Theo một bài viết trên Cổng thông tin điện tử - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tổng lượng khách trung bình hàng tháng của các di tích khoảng 300.000 người, và của bảo tàng Hà Nội là gần 10.000.
Nhưng có phải tất cả những người đến tham quan đều là những người yêu thích lịch sử, hoặc mong muốn được tìm hiểu thêm về lịch sử hay không? Có vẻ là không. Vì ngay trong những ngày đầu mở cửa, các kênh mạng xã hội của mình tràn ngập những hình ảnh về một bộ phận những người đến tham quan nhưng không có ý thức, thậm chí còn làm hỏng đồ trưng bày.
Vậy đây chính là tác động mạnh mẽ của hai từ “MIỄN PHÍ”. Thực ra khi mình nghe tin bảo tàng mở cửa miễn phí như vậy, mình cũng háo hức muốn đến xem thử (là xem THỬ nha bà con chứ chưa có miếng khát khao tìm hiểu tri thức gì ráo :)))) Nhưng lý do đến giờ này mình vẫn chưa đi là do mình ngại chen lấn trong đám đông, nỗi sợ này lớn hơn nhiều so với với sức mạnh của miễn phí :)))
Nhưng thiết nghĩ đây cũng chính là mục đích của nhà nước ta khi muốn thúc đẩy mong muốn tìm hiểu về lịch sử của giới trẻ và khơi dậy lòng yêu nước, và bước đầu tiên chính là thu hút được thật nhiều người quan tâm đến nó. Và “miễn phí” thực sự là một chiến lược hiệu quả.
Tóm lại,
“Miễn phí” có một sức cám dỗ vô cùng lớn, nó khiến ta mờ mắt (thực sự!!), và không cân nhắc gì nữa hết. Nếu muốn bán được nhiều sản phẩm hơn, hãy MIỄN PHÍ một phần giá bán của sản phẩm